Observation from a missionary who lived on the Tonle Sap Lake in Cambodia
The below letter is from a missionary who has lived on the Tonle Sap Lake in Cambodia for the past 4 years helping Ethnic Vietnamese there.
The Vietnamese in Cambodia are among those most unfortunate. Although they live very close to Vietnam, they are not considered Vietnamese, nor are they considered Cambodians.
The international organizations call these people the stateless people without a country because the second-generation Vietnamese onwards were born without a documented birth certificate, no ID documents, nor Cambodian citizenship. And of course, since they were born in Cambodia, they do not have any Vietnam documents. They grew up without any schooling, and so do their children.
The biggest dream of these Tonle Sap lake fishing village children is for them to be able to work in the factories. Therefore, it is important that these Vietnamese children who live in Cambodia also have access to an education and knowledge in addition to food. But except for very few lucky families, most these children can not afford to reach high school, nor can they meet the criteria to work in big factories. Since they have no resources to move up, no legal immigration documents, these children generally can not receive any public assistance like Cambodians or even the foreigners who have valid papers. Because they have no education, they are even despised by the other ethnic minorities in Cambodia, let alone the Cambodians.
So the Vietnamese do whatever they can to make a living. The children living in the floating houseboats on the Tonle Sap also follow their parents to go fishing, many children at the young age of seven, nine or ten also follow their parents to cast net or longline because there is no better alternatives.
Health care is also a problem: without the legal documents, they are unable to go to the hospital, get insurance, get fee waiver, so it costs a lot of money. Their main worries are about meals and clothing, health care or even death can await.
Some people had been relocated onto land for more than a year yet there is no electricity nor water available in the area. Since there is no clean water, the lake water is hand-purified by alum crystals, then is used as drinking water. So after days/months/years, you see more water- related diseases.
There are nearly 2,000 Vietnamese families living in floating houseboats on the Tonle Sap throughout Kampong Chnang Province.
On Kompong Chnang town Tonle Sap Lake alone, there are over 1,000 families.
There are about 500 families in Ponley—the most concentrated location. There are other scattered locations with populations ranging from a few dozens to 100 families. Kampong Leung belongs to Posat province and is located outside of Kompong Chnang province, there are about 500 or more families living on the Tonle Sap.
More than a quarter of these families are very poor, they live on without knowing what the future holds. So far this is all the info I have collected over my 4 years of working here and I would like to share it with the health care team and sponsors. Please pardon the awkward writing style. Please accept our heartfelt thank you.
_______________________________________
NGƯỜI VIỆT SỐNG TẠI BIỂN HỒ CAMPUCHIA
Người Việt ở Campuchia là một tập thể đồng bào bất hạnh nhất. Dù rằng họ sống rất gần đất nước Việt Nam nhưng họ không được xem là người Việt Nam, cũng không được xem là người Campuchia.
Theo như tôi được biết, thì các hiệp hội quốc tế gọi đồng bào mình ở đây là những thành phần stateless những người không quốc gia, vì từ thế hệ thứ hai trở đi, họ sinh ra mà không có khai sinh, không có căn cước, không có quốc tịch Campuchia. Và tất nhiên sinh ra ở Campuchia thì họ hoàn toàn không có giấy tờ Việt Nam. Lớn lên họ không được đi học và bây giờ thì con cháu của họ cũng vậy.
Được đi làm trong các hãng xưởng là ước mơ cao nhất của những đứa trẻ Việt lớn lên trong các xóm chài trôi nổi trên Biển Hồ này. Chính vì thế, ngoài cái ăn thì việc mang lại chữ nghĩa và kiến thức cho con em Việt ở Campuchia là điều vô cùng quan trọng: Ngoại trừ một số gia đình may mắn, những đứa trẻ hầu như không có điều kiện để lên trung học, cũng không có điều kiện đi làm các hãng xưởng lớn. Không có điều kiện tiến thân, không có giấy tờ di trú hợp pháp nên nói chung họ không được hưởng phúc lợi công cộng như người bản xứ hay ngay cả người ngoại quốc mà có giấy tờ hợp lệ. Vì không được đi học nên họ bị những người thiểu số khác ở Campuchia coi thường chứ đừng nói chi đến người Campuchia.
Người Việt Nam quơ cào làm bất cứ điều gì có thể làm được để kiếm sống qua ngày. Những đứa trẻ sống trong các nhà nổi như chiếc bè trên Biển Hồ đa số cũng theo cha mẹ đi đánh cá, rất nhiều đứa trẻ mới năm bảy tuổi, chín mười tuổi cũng theo cha mẹ đi giăng lưới, đi giăng câu, đi bắt cá vì không có điều kiện nào khác .
Ngay cả vấn đề y tế cũng là một vấn nạn, không có giấy tờ thì không vào được bệnh viện, không có bảo hiểm, không được miễn giảm và như thế thì tốn rất nhiều tiền, mà thử hỏi những người như họ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc thì làm sao có tiền để trị bệnh…nên họ chỉ biết nằm chờ chết…
Và từ khi di dời lên bờ tới nay đã hơn một năm rồi, nhưng vấn đề điện nước cũng chưa được đáp ứng. Họ không có nước sạch để uống, nước dưới sông múc lên lóng phèn rồi uống, cứ như thế ngày này qua ngày khác càng phát sinh ra nhiều bệnh tật hơn nữa…
Có khoảng gần 2.000 gia đình người Việt sinh sống trên nhà nổi trên dòng Tonle Sap cả Tỉnh Kampong Chnang.
Riêng tại Biển Hồ Kompong Chnang có trên 1.000 hộ gia đình.
Tại Ponley có khoản 500 gia đình. Đó là nhưng nơi mà họ sống tập trung đông…còn nhiều nơi khác họ ở khoản vài chục hoặc 100 gia đình…
Kampong Leung thuộc tỉnh Posat nằm ngoài tỉnh Kompong Chnang, theo tôi được biết thì cũng có khoản 500 trở lên gia đình sinh sống trên Biển Hồ…
Hơn một phần tư dân số họ là những người nghèo, những người đáng thương, sống mà không biết tương lai sẽ đi về đâu…
Em xin gởi đến Anh Chị Em Bác Sỹ, Ân Nhân những gì em biết được qua hơn 4 năm em làm việc tại đây, văn viết còn lủn củn xin thông cảm. Em hết lòng cám ơn. Và có gì chưa rõ xin hỏi lại em sẽ cố gắng cung cắp thêm thông tin.